Thế giới tâm lý của con người hiện tại và có lẽ mãi về sau này, vẫn còn đầy những bí ẩn. Hiểu biết của con người về chính mình bao nhiêu nữa là đủ?
1. Con người ai cũng thích được giao tiếp với người khác
Một em bé 8 tháng tuổi, chưa biết thế nào là ý thức xã hội, tính giai cấp, nhưng chắc em bé sẽ mỉm cười nếu mẹ nó “ nói chuyện” với nó. Một cụ già đang loay hoay với chậu cây cảnh, tưởng chừng như trên đời không có gì thú hơn, vậy mà nếu bạn thử lân la hỏi chuyện về cây cảnh xem, cụ sẵn sàng nói chuyện với bạn cả buổi, sẵn sàng tiếp bạn chè ngon, thuốc thơm…
Thế giới tâm lý của con người hiện tại và có lẽ mãi về sau này, vẫn còn đầy những bí ẩn. Hiểu biết của con người về chính mình bao nhiêu nữa là đủ?
Nhu cầu giao tiếp với người khác là nhu cầu thường trực của mỗi người. Nhu cầu này biểu hiện dưới nhiều hình thức: gắn bó, quan tâm, tin cậy, yêu thương…và biểu hiện rất khác nhau ở từng lứa tuổi.
Không phải chỉ có các em bé mới thích rủ nhau đi chơi, các bạn thanh niên cũng rất thích tụ hội. hằng năm thanh niên rất thích đi dự hội ở các đền chùa. Tại sao họ không chọn thời điểm không có một ai đến thăm để đi, nếu họ chỉ có nhu cầu ngắm cảnh. Còn đối với các cụ già, có lẽ không gì vui bằng được ngồi bên bàn trà, có ly rượu, chuyện phiếm về một thời quá khứ…
2. Nhu cầu thích được người khác quan tâm, thích được khen là nhu cầu thường trực của mỗi người
Alfred Adler, triết gia trứ danh, viết cuốn sách rất hay, đề là chân nghĩa cuộc đời, trong đó ông nói: “ Kẻ nào không quan tâm đến người khác, chẳng những sẽ gặp nhiều khó khăn nhất trong đời mà còn là người có hại nhất cho xã hội. Hết thảy những kẻ thất bại đều thuộc hạng người đó”.
Có lẽ tất cả những ai yêu Đắc nhân tâm đều coi đây là một câu “thần chú”. Nếu bạn hiểu hết ý nghĩa câu nói đó và luôn tìm mọi cách hành động như thế, thì chắc bạn đã nắm được bí quyết lớn nhất trong thuật xử thế.
Dĩ nhiên sự quan tâm đến người khác tuỳ hoàn cảnh, tuỳ mức độ thân tình mà cách thể hiện rất đa dạng, mỗi tính cách, mỗi cá tính lại cần những mức độ, hình thức quan tâm khác nhau.
Nhưng sự quan tâm đó thực sự chỉ gây thiện cảm ở người khác khi nó hoá thân từ tấm lòng tốt, chân thực, không mang mục đích tìm cách lợi dụng.
Bạn thấy ai đó tự nhiên buồn, hay có khó khăn, bạn tìm cách gợi chuyện, hỏi han, chia sẻ những xúc cảm với họ, ngỏ ý giúp họ; một người đang cần cái gì đó mà bạn có hoặc bạn đã biết, bạn giúp một cách tự nhiên…Nếu làm được như vậy thì trong cuộc hành trình đến tương lai, bạn bớt đi được rất nhiều trở ngại và thêm được những người bạn tốt.